CHÍNH SÁCH, THỦ THỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA LÀ THỨC ĂN CHO ĐỘNG VẬT CẢNH

Posted by:Nguyễn Khánh Quỳnh Posted on:Tháng Hai 26, 2021 Comments:0

Trong phần Quy định đối với thức ăn chăn nuôi cho động vật cảnh chúng tôi đã nêu rất chi tiết về định nghĩa, phân loại, tiêu chí và điều kiện lưu hành đối với từng loại thức ăn.

Bài viết dưới đây chúng tôi cung cấp thêm về thủ tục pháp lý, cũng như các thủ tục Hải quan liên quan đến thuế v……

I. PHÂN LOẠI HÀNG HÓA

  1. Phân loại HS (dự kiến):

2309 – Chế phẩm dùng trong chăn nuôi động vật

2309.10 – Thức ăn cho chó hoặc mèo, đã đóng gói để bán lẻ (Dog And Cat Food, Put Up For Retail Sale)

2. Căn cứ pháp lý:

Thông tư 65/2017/TT-BTC về Danh mục Hàng hóa Xuất nhập khẩu của Việt Nam

II. QUY ĐỊNH VỀ CHÍNH SÁCH MẶT HÀNG

1. Quy định về Chính sách Ngoại thương

– Hàng hóa là Thức ăn cho chó hoặc mèo không thuộc Danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam

– Căn cứ pháp lý: Nghị định 69/2018/NĐ-CP

2. Quy định về Kiểm dịch

2.1/ Quy định & Căn cứ pháp lý:

– Kiểm dịch đối với thức ăn có nguồn gốc từ Thực vật – theo Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT

– Kiểm dịch đối với thức ăn có nguồn gốc từ Động vật – theo Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT, đã được sửa đổi, bổ sung bởi thông tư 35/2018/TT-BNNPTNT

– Ghi chú:

(i) Tùy theo nguồn gốc, thành phần của hàng hóa để thực hiện; đăng ký kiểm dịch trứoc khi hàng về

(ii) Hình thức đăng ký: Gửi hồ sơ trực tiếp hoặc đăng ký trực tuyến qua website của Bộ NNPTNT (hoặc cổng thông tin 1 cửa quốc gia VNSW)

2.2/ Hồ sơ Đăng ký kiểm kiểm dịch

– Giấy đăng ký kiểm dịch (mẫu 20a, thông tư 35/2018/TT-BNNPTNT)

– Giấy chứng nhận kiểm dịch hàng hóa của nước xuất khẩu (theo hướng dẫn điều 45, Luật Thú Y số 72/2015/QH13)

3. Kiểm tra chất lượng trước khi thông quan

3.1/ Quy định & căn cứ pháp lý:

(i) Nghị định 13/2020/NĐ-CP

(ii) Nghị định 74/2018/NĐ-CP

(iii) Thông tư 14/2018/TT-BNNPTNT

3.2/ Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng (theo điều 18, Nghị định 13/2020/NĐ-CP):

(i) Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu (Mẫu số 12.TACN)

(ii) Phiếu kết quả phân tích chất lượng của nước xuất khẩu cấp cho lô hàng (Certificate of Analysis); nhãn sản phẩm của cơ sở sản xuất; bản tiêu chuẩn công bố áp dụng của tổ chức, cá nhân nhập khẩu; Nhãn phụ của hàng hóa

(iii) Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc văn bản có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp đối với nguyên liệu đơn, thức ăn truyền thống;

(iv) Một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng (ISO), Giấy chứng nhận thực hành sản xuất tốt (GMP), Giấy chứng nhận phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) hoặc giấy chứng nhận tương đương của cơ sở sản xuất đối với nguyên liệu đơn.

III. HỒ SƠ & THỦ TỤC HẢI QUAN

– Hồ sơ hải quan cùng với khai báo đưa hàng về bảo quản (mẫu 09) (trong thời gian chờ kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng) – theo điều 16, thông tư 38/2015/TT-BTC, đã được sửa đổi bổ sung tại khoản 5, điều 1, thông tư 39/2018/TT-BTC

– Thủ tục khai báo hải quan nhập khẩu: Theo điều 18, thông tư 38/2015/TT-BTC, đã được sửa đổi bổ sung tại khoản 7, điều 1, thông tư 39/2018/TT-BTC)

IV. CHÍNH SÁCH THUẾ:

Stt Loại thuế Thuế suất Văn bản pháp lý
1 Thuế Nhập khẩu thông thường: 10.5% Quyết định 45/2017/QĐ-TTg
2 Thuế Nhập khẩu ưu đãi 7% Nghị định 57/2020/NĐ-CP
3 Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 0% -3.5% Tùy theo xuất xứ hàng hóa căn cứ Thông tư tương ứng
4 Thuế giá trị gia tăng (VAT) 5% Thông tư 83/2014/TT-BTC

Trên là nội dung chi tiết trong quy định, chính sách về hàng hóa cũng như các thủ tục liên quan. Hi vọng bạn đọc có được những thông tin hữu ích cho mình.

Ngoài ra Gia Minh Thịnh còn cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí hay cũng như các dịch vụ liên quan đến Luật Doanh Nghiệp. Quý Doanh Nghiệp có nhu cầu về dịch vụ xin hãy liên hệ qua trang Web của công ty chúng tôi. Hoặc để lại số điện thoại phần bình luận chúng tôi sẽ chủ động liên hệ lại tới Quý khách hàng đã tin tưởng dịch vụ bên chúng tôi.

– Xem thêm nội dung liên quan khác

Category

Leave a Comment