Bật mí kỹ thuật nuôi chim trĩ nhanh lớn, đầu tư ít, lãi cao

Posted by: Posted on:Tháng Mười Một 2, 2020 Comments:0

Giá chim trĩ thịt giao động từ 250.000 – 300.000 đồng/kg. Đây là giống chim quý hiếm, lại thích nghi tốt với môi trường nuôi tập trung. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả kinh tế cao, đầu tư ít, thu lãi nhiều, bà con cần nắm chắc những kỹ thuật nuôi chim trĩ được chai sẻ dưới đây. 

Làm chuồng trại nuôi chim trĩ

Vị trí làm chuồng chim trĩ khô ráo, thoáng mát, dễ thoát nước, không gần nguồn nước của gia đình là tốt nhất. 

Chim trĩ dễ bị kích động bởi tiếng ồn, vì thế nên chọn nơi yên tĩnh, không gần quốc lộ, đường lớn, nơi họp chợ. 

Làm kiểu chuồng nuôi tự nhiên theo hình thức khép kín có trụ song song với hướng gió đông nam.
Diện tích: chiều dài thường từ 30 – 50cm, rộng khoảng 7 – 10cm, cao 2,5 – 3m. 

Chia không gian chuồng nuôi chim trĩ thành các ô nhỏ. Trong 1 ô chuồng, 25% để ngoài trời làm hố tắm cát cho chim, 75% diện tích còn lại là nơi nghỉ ngơi, tránh mưa bão. Chia thành khu nuôi úm chim con, nuôi chim thịt và chim sinh sản. 

Kiểu chuồng tự nhiên phải có rèm che bằng bạt, vải, phên nữa chắn gió bão, tránh rét vào mùa đông.

Chọn giống chim nuôi tốt 

Giống chim trĩ nuôi chủ yếu hiện nay là chim trĩ đỏ. Có thể mua giống từ khi chúng mới nở được 1 ngày tuổi. Yêu cầu về con giống chất lượng gồm:

  • Khối lượng trung bình: 17 – 19g/con
  • Lông khô ráo, mắt tròn, mở to, đuôi áp sát vào thân
  • Bụng chim thon, mềm, rốn khô, kín
  • Chim con đi lại vận động khỏe mạnh, nhanh nhẹn ,không mắc bệnh, không dị tật bẩm sinh.

Khi bắt giống, cần tiến hành nhẹ nhàng. Để đầu của chúng hướng về phía cổ tay, phần lưng thì áp sát lòng bàn tay. Như vậy mới không gây tổn hại đến ngoại hình và sức khỏe của chim con. 

Mật độ nuôi chim trĩ 

Mật độ nuôi chim trĩ sẽ thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển của chúng. Càng lớn, mật độ càng phải giảm để đảm bảo dủ không gian sinh hoạt, tăng trưởng, giảm thiểu dịch bệnh. 

  • 0 – 30 ngày tuổi: nuôi với mật độ 40 – 15 con /m2.
  • 20 – 60 ngày tuổi: duy trì mật độ 12 – 6 con/m2.
  • 60 – 90 ngày tuổi: mật độ 4 – 2 con/m2.

Trên 90 ngày tuổi, đưa ra ngoài chuồng nuôi hướng thịt/ sinh sản với mật độ 1 – 2 con/m2 là thích hợp.

Kỹ thuật nuôi dưỡng chim trĩ nhanh lớn 

Bà con có thể tận dụng các nguyên liệu sau để nuôi chim trĩ quy mô lớn: ngô, thóc, tấm gạo, cám gạo, củ sắn bóc vỏ thái lát phơi khô; Đậu tương, khô dầu đậu tương, lạc, khô dầu lạc…

Ngoài ra, bổ sung thêm một số chất cần thiết nhằm cung cấp protein để chúng lớn nhanh, chất lượng thịt thơm ngon. Nguyên liệu dễ kiếm và giá rẻ như: bột cá, bột thịt, bột xương, bột máu, giun quế, bột vỏ sò, muối ăn, đá vôi…

Sử dụng các nguyên liệu này để phối trộn, ép thành cám viên hoàn chỉnh cho chim trĩ với sự hỗ trợ của chiếc máy ép cám viên khô mini chuyên dùng để nuôi chim. Ưu điểm của dạng cám viên tự ép này là có đầy đủ thành phần dinh dưỡng: năng lượng, protein, khoáng, chất xơ, vitamin… Trong khi đó, giá thành lại rẻ hơn nhiều so với mua ngoài thị trường. 

Công thức phối trộn tham khảo:

  • Chim trĩ 0 – 4 tuần tuổi: 50% bột ngô nghiền + 15% cám gạo + 35% dinh dưỡng từ đạm động thực vật.
  • Chim trĩ 5 – 9 tuần tuổi: 50% bột ngô nghiền + 10% cám gạo + 10% bột sắn + 30% dinh dưỡng từ đạm động thực vật. 
  • Chim trĩ 10 – 20 tuần tuổi: 50% bột ngô nghiền + 15 % cám gạo + 10% bột sắn + 25% dinh dưỡng từ động thực vật.

Chia thức ăn thành nhiều lần trong ngày để kích thích chim ăn nhiều. Vừa là giúp thức ăn luôn ở dạng tươi mới, thơm ngon, tránh lãng phí. 

Nước uống cho chim trĩ phải sạch, không dưới 20 độ C. Cung cấp nước và thay nước hàng ngày để giảm thiểu ô nhiễm, mầm bệnh.

Vệ sinh chuồng trại định kỳ 2 – 3 lần/tuần, oại bỏ các yếu tố gây bệnh. Kiểm tra sức khỏe của chim trĩ, nếu chúng có biểu hiện bệnh, ốm, cần phải cách ly điều trị càng nhanh càng tốt. 

Hi vọng những Kỹ thuật nuôi chim trĩ mà chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp bà con có phương pháp chăm sóc hiệu quả, giảm bệnh, giảm công, tăng suất.  

Category

Leave a Comment