Tổng hợp bí quyết chế biến rau củ cho bé ăn dặm chuẩn nhất
Khi các chức năng hệ tiêu hóa của bé bắt đầu hoàn thiện (khoảng từ 4-6 tháng tuổi) và nhu cầu ăn của bé tăng lên. Trong khi đó sữa mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu của bé và bé không chịu uống sữa ngoài thì mẹ nên tập cho bé ăn dặm ngay.
Trước tiên phải chú ý cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé trong các bữa ăn dặm hằng ngày, nhất là rau củ vì nó cung cấp cho trẻ rất nhiều loại vitamin cần thiết và quan trọng.
Vậy việc chế biến rau củ như thế nào để giữ lại được nguồn dinh dưỡng dồi dào nhất? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp câu hỏi này cho các mẹ nhé.
Lợi ích của việc ăn rau củ
Dưới đây là những lợi ích của việc ăn rau củ mà bạn nên biết
Cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng
Trong rau củ chứa rất nhiều các loại vitamin thiết yếu như: vitamin A (có nhiều trong khoai lang, bí đỏ, cà rốt, cà chua…), vitamin C (có nhiều trong bông cải xanh, đu đủ,….) giúp cung cấp đầy đủchất dinh dưỡng để trẻ phát triển khỏe mạnh và tăng sức đề kháng.
Cung cấp chất xơ
Hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa hoàn thiện hết do vậy việc cung cấp chất xơ giúp cho hệ tiêu hóa của bé ổn định và khỏe mạnh hơn. Không những vậy việc cung cấp chât xơ còn ngăn ngừa táo bón và giúp hệ tim mạch của bé phát triển khỏe mạnh.
Giảm nguy cơ mắc bệnh béo phì
Trong rau củ chứa nhiều chất xơ và nước vì vậy có khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh béo phì. Cha mẹ nên cho trẻ ăn trái cây thay đồ ăn nhanh, đồ ăn vặt chứa lượng đường cao. Không những vậy, lượng nước có trong rau củ sẽ bổ sung thêm lượng nước thường ngày cho trẻ.
Bí quyết chế biến rau củ cho bé ăn dặm
Rửa rau thật kĩ
Nếu mẹ nào chọn được rau rõ nguồn gốc cho con ăn thì càng tốt. Còn với rau củ mua ngoài chợ hay trong siêu thị về các mẹ nhớ phải nhặt sạch, sau đó đem ngâm nước muối từ 10-15 phút và rửa qua nước sạch 3-4 lần. Đảm bảo rau đã sạch đất cát, chất bẩn và giảm bớt vi khuẩn, chất hóa học.
Chú ý: Rau củ dùng đến đâu thì các mẹ rửa sạch và sơ chế đến đó. Tránh tình trạng sơ chế rau hết một lần và đóng hộp bảo quản trong tủ lạnh dùng dần. Việc làm này sẽ làm rau củ héo úa, biến chất. Không cắt rau rồi mới rửa, điều này sẽ khiến chất dinh dưỡng tan trong nước.
Bí quyết luộc rau củ
Cho rau củ vào luộc khi nước trong nồi đã sôi 100 độ C. Tuyệt đối không luộc rau cùng với nước lạnh, làm như vậy sẽ khiến rau lâu chín và không giữ được vitamin trong rau củ. Không luộc rau quá lâu sẽ làm rau chín nhừ, không giữ được chất trong rau.
Luộc mía cùng với các loại củ như: su su, khoai tây, củ cải, cà rốt, khoai lang… cho ngọt.
Chú ý: nên luộc rau bằng nồi i-nốc hoặc nhôm vì 2 kim loại này được cho là an toàn hơn trong quá trình nấu sẽ ít bị oxi hóa kim loại
Bảo quản rau củ
Không nên bảo quản các loại rau củ đã nấu chín quá lâu. Rau củ sau khi chế biến xong nên cho bé dùng ngay. Các mẹ thường đem bảo quản vào trong tủ lạnh khi thấy con không ăn hết hay không nấu hết. Với các bé có hệ tiêu hóa kém sẽ dễ bị đi ngoài, nặng hơn là gây ngộ độc thức ăn.
Cho bé ăn vừa đủ
Không phải cứ ăn thật nhiều rau củ sẽ tốt. Mẹ nên cho con ăn vừa đủ các loại rau củ. Đặc biệt đối với cà rốt và cải bó xôi vì nếu ăn quá nhiều cà rốt da bé sẽ chuyển sang màu da cam và bé ăn sẽ không có cảm giác ngon miệng. Đối với cải bó xôi nếu cho trẻ ăn quá nhiều sẽ làm bé thiếu canxi và kẽm, ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao và trí tuệ của trẻ.
Làm chín bằng hơi (hấp cách thủy)
Khuyến khích các mẹ nên làm chín rau củ bằng hơi nước dưới nhiệt độ cao. Vì đây là cách để bảo vệ các vitamin có trong rau củ tốt nhất. Các mẹ nên cắt rau củ cùng kích thước với nhau và không hấp quá kĩ.
Thời gian hấp chín của một số rau củ
Rau cải bó xôi : 3 phút
Đậu: 3 phút
Súp lơ xanh, trắng; đậu xanh: 5-7 phút
Cà rốt, khoai tây, bí đỏ, su hào: 8-20 phút
Trong rau củ chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Nhưng nếu chế biến không đúng cách thì rau củ không chỉ mất chất dinh dưỡng mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Các mẹ nên lưu ý đến việc chế biến và bảo quản rau củ để đảm bảo bữa ăn chất lượng cho các bé yêu của mình nhé.
>> Xem thêm:
Mách bạn chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu