Nguyên nhân và cách phòng tránh nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở phụ nữ

Posted by:Nguyễn Khánh Quỳnh Posted on:Tháng Mười Một 20, 2017 Comments:0

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là khi vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang hay thận và sinh sôi nẩy nở rồi gây nhiễm khuẩn cho nước tiểu, cuối cùng chúng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến từng cơ quan của hệ tiết niệu.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là chứng bệnh thường gặp ở phụ nữ hơn là nam giới. Bất cứ một thành phần nào trong hệ tiết niệu đều có thể bị nhiễm khuẩn, kể cả thận, niệu quản cho đến bàng quang và niệu đạo.

Bình thường, nước tiểu vốn là vô khuẩn. Nước tiểu không chứa vi khuẩn, vi rút, không có nấm, nước tiểu chỉ chức nước, muối và các chất thải khác. Viêm nhiễm xuất hiện khi một vi sinh vật, thường là vi khuẩn từ đường tiêu hoá, bám vào lỗ niệu đạo và bắt đầu sinh sôi nảy nở.

Khi nhiễm khuẩn đường tiết niệu xảy ra sẽ khiến cho bạn bị đau rát và ẩn chứa những nguy hại về sức khỏe, cùng tìm hiểu những thông tin về căn bệnh này để biết cách phòng tránh nhé.

Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn cũng rất đa dạng nhưng chủ yếu là do vi khuẩn. Một số loại vi khuẩn thường gặp gây nhiễm trùng đường tiết niệu như E.coli, Proteus, Enterobacter, S. sprophyticus, S. epidermidis, N. gonorrheae, C. trachomatis, Mycoplasma… Trong các nguyên nhân vi khuẩn này thì chiếm tỷ lệ cao nhất vẫn là E.coli, và Proteus, S. saprophyticus (tụ cầu hoại sinh).

Nguyên do bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở phụ nữ cũng khá phong phú.

Ở những phụ nữ mới lập gia đình, có đến 50% bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu thông qua quan hệ tình dục trong những lần đầu tiên do bạn đời không vệ sinh sạch sẽ. Tuy nhiên, thật ra mầm bệnh đã có sẵn ở phần âm hộ, vì đây là nơi gần hậu môn. Khi giao hợp, mầm bệnh có điều kiện thuận lợi để đi vào niệu đạo gây nhiễm khuẩn.

Một nguyên nhân gây bệnh khác gặp phải ở phụ nữ mãn kinh. Do bị khô màng nhầy vì thiếu hụt estrogen, nên vi khuẩn dễ dàng lấn chiếm. Các tác nhân gây viêm sẽ phát triển nhanh hơn khi khan hiếm Doderlein ở vùng âm hộ, do đây là vũ khí chống lại các mầm bệnh.

Đối với những người phụ nữ phải ngâm mình trong môi trường ẩm ướt lâu dài và thiếu ý thức vệ sinh, việc nhiễm khuẩn đường tiết niệu là điều dễ hiểu. Bên cạnh đó, còn một nguyên do khác ở những người bị táo bón lâu ngày, thức ăn di chuyển chậm qua ruột làm gây ứ đọng trong vùng hậu môn và âm hộ.

Triệu chứng thường gặp

Người bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu thường có dấu hiệu : thường cảm thấy cần phải đi tiểu gấp, thấy đau, nóng rát khi đi tiểu, cảm giác nóng rát có thể ở vị trí bàng quang hoặc ở vùng  niệu đạo; cũng có thể cảm thấy nhức mỏi toàn thân, xanh xao mệt mỏi, và có thể thấy đau ngay cả khi không đi tiểu.

Đối với phụ nữ thường hay cảm thấy khó chịu ở vùng xương chậu, và nam giới có thể thấy đầy ở trực tràng.

Bệnh nhân có thể cảm thấy dù rất muốn đi tiểu nhưng lại chỉ đi được một ít nước tiểu, nước tiểu có thể có màu đục hoặc hơi phai màu, đôi khi có màu đỏ đục nếu có máu

>>Xem thêm:

cách chế biến bạch tuộc

chế độ ăn kiêng giảm cân nhanh

Best Robot Vacuum For Carpet

Cách phòng tránh nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Hàng ngày bạn nên uống nhiều nước tối thiểu 1,5-2 lít nước mỗi ngày.

Nên đi tiểu ngay khi muốn đi, việc nín tiểu có thể làm các vi khuẩn có khả năng lây lan cao hơn.

Khi đi ngoài, cần lau vệ sinh từ trước ra sau để tránh vi khuẩn di chuyển từ hậu môn vào âm đạo và niệu đạo.

Nên tắm bằng vòi hoa sen, không nên ngâm mình lâu trong bồn tắm.

Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục trước khi giao hợp

Không nên dùng các chế phẩm vệ sinh phụ nữ dạng xịt khử mùi, tạo hương thơm vì có thể gây kích ứng niệu đạo.

Một số bác sỹ khuyên nên uống nhiều nước ép việt quất vì để gúp cho nước tiểu có tính chất toan và ức chế vi khuẩn bám vào các tế bào biểu mô hệ tiết niệu.

 

Category

Leave a Comment