Giải đáp thắc mắc: Bé ăn dặm khi nào là tốt nhất?

Posted by: Posted on:Tháng Sáu 5, 2019 Comments:0

Càng phát triển thì nhu cầu dinh dưỡng của bé càng tăng cao, sẽ đến một giai đoạn sữa mẹ không còn là nguồn cung cấp duy nhất, tại thời điểm này bé cần ăn dặm để bổ sung chất dinh dưỡng cho sự phát triển cả thể chất lẫn tinh thần. Vậy bé ăn dặm khi nào là tốt nhất? Đây chắc chắn là câu hỏi mà các bậc làm cha, làm mẹ thường băn khoăn, lo lắng, nhất là đối với các bậc cha mẹ có con đầu lòng.

Bé ăn dặm khi nào là tốt nhất?

Theo các chuyên gia, tùy vào cơ địa của mỗi bé gian đoạn có thể tập ăn dặm có thể bắt đầu từ 4-6 tháng. Lúc này hệ tiêu hóa của bé đã phát triển hoàn thiện hơn và có tiết ra một loại enzyme có tên amylase có chức năng tiêu hóa tinh bột. Tuy nhiên, bé được 6 tháng tuổi mới thật sự là câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi “Bé ăn dặm khi nào là tốt nhất”. Ở một số bé dưới 6 tháng tuổi hệ tiêu hóa vẫn chưa có khả năng hấp thụ trọn vẹn protein từ thịt, cá, trứng, sữa… Việc cho bé ăn dặm đúng thời điểm sẽ giúp con phát triển khỏe mạnh về thể chất lẫn tinh thần.

Những biểu hiện nhận biết trẻ đã “sẵn sàng” cho việc ăn dặm

Trong gian đoạn chuẩn bị ăn dặm, các mẹ cần thường xuyên chú ý đến những dấu hiệu sau đây để nhận ra biểu hiện bé đã có thể bắt đầu tập ăn dặm:

  • Hay thức dậy đòi bú vào ban đêm
  • Sau khi bú mẹ bé vẫn còn khóc và đòi bú thêm
  • Có vẻ đói sau khi đã bú mẹ 8-10 lần hoặc sau khi đã uống khoảng 1 lít sữa công thức trong một ngày
  • Bé tỏ ra hứng thú với đồ ăn và muốn lấy thức ăn của người lớn
  • Có thể dùng lưỡi để di chuyển thức ăn từ trước ra sau miệng
  • Bé đã biết giữ đầu thẳng và có thể tự ngồi để mẹ có thể đút thức ăn dễ dàng

Chọn thực phẩm cho bé ăn dặm đúng cách

Ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau, trẻ cần được ăn những thực phẩm dạng thô khác nhau như: bột, cháo xay nhuyễn, cháo vỡ, cháo nấu nguyên hạt, cơm… Vì thế, các mẹ cần nắm rõ thời điểm cho bé ăn dặm theo từng giai đoạn để cho trẻ ăn dặm đúng cách.

Giai đoạn 1: Cho trẻ ăn dặm bằng bột

Giai đoạn này thường bắt đầu từ tháng thứ 6 và có thể kéo dài đến tháng thứ 8. Nên bắt đầu từ bột loãng đến đặc, từ lượng ít tới nhiều tùy theo nhu cầu của bé. Nên cho bé ăn bột loãng trong 1 tháng, sau đó chuyển sang bột đặc (bữa bột đầu tiên của bé có thể trộn 1 chút sữa hằng ngày cho bé quen mùi vị). Sau khi cho bé làm quen với cả bột ngọt (bột nấu với các loại rau củ quả) và bột mặn (thịt, tôm, cá…), bạn có thể cho trẻ ăn kết hợp cả 2 loại. Ví dụ như sử dụng các loại máy xay thịt và rau để xay nhỏ cho bé ăn, không nhất thiết phải tách rời bột với thịt hoặc bột với rau.

Giai đoạn 2: Cho trẻ ăn dặm bằng cháo

Bắt đầu từ tháng thứ 8, khi bé bắt đầu mọc răng, các mẹ có thể chuyển từ ăn bột sang ăn cháo nhuyễn do bé có khả năng nhai các loại thực phẩm thô với kích thước nhỏ. Tuy nhiên bạn vẫn phải xay nhỏ các nguyên liệu thịt, cá, rau, củ để trẻ không nôn, ói trong hoặc sau khi ăn. Giai đoạn ăn cháo nhuyễn nên kéo dài trong 2 tháng (tháng thứ 8 và tháng thứ 9) do lúc này dạ dày của bé con yếu, chưa tiêu hóa được nhiều thức ăn thô, các mẹ vận phải sử dụng máy xay thịt để cháo của con nhuyễn hơn, giúp con dễ nuốt và hấp thu dưỡng chất hơn.

Đến tháng thứ 10 có thể cho bé ăn cháo vỡ hạt và khi được 13 tháng tuổi, bé có thể ăn dặm bằng cháo nguyên hạt. Thời điểm này, các mẹ không cần xay nhuyễn cháo mà chỉ cần nấu nhừ sau đó đánh lợn cợn. Với thực phẩm ăn dặm khác cũng tương tự: cà rốt, bí đỏ, thịt, cá, tôm… cũng không cần xay quá nhuyễn như giai đoạn trước đó nữa.

Trong bất kì giai đoạn này của thời kì ăn dặm, bữa ăn của bé cũng phải đảm bảo 4 nhóm chất chính: tinh bột; rau xanh, trái cây; chất đạm; dầu thực vật. Ngoài ra, các mẹ cũng cần nhớ sữa là nguồn dinh dưỡng không thể thay thế cho con khi còn nhỏ. Mẹ cần cho con uống sữa mỗi ngày, không thể thay sữa bằng các thực phẩm ăn dặm khác. Trong quá trình chế biến thức ăn cho bé, các mẹ cần chú ý thường xuyên thay đổi thực đơn để tránh nhàm chán. Đặc biệt thực phẩm phải tươi, sạch sẽ tốt nhất là chọn mua ở cửa hàng thực phẩm sạch, và hãy tự tay chế biến thức ăn cho con yêu của mình nhé.

Bột gạo có thể làm được món gì? Điểm tên 7 món ăn cực ngon từ bột gạo

Category

Leave a Comment